Kết quả tìm kiếm cho "phát triển nhanh và bền vững"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 8004
Sau khi Bình Dương sáp nhập vào TP Hồ Chí Minh và trở thành một phần trong trung tâm đô thị mới của thành phố, vùng đất này góp phần mang đến sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và đa dạng hóa các điểm đến văn hóa, lịch sử. Những địa danh nổi bật như Lò gốm Đại Hưng, Chùa Châu Thới hay Đình Tân An sẽ là những điểm đến lý tưởng, thu hút du khách khám phá nét đẹp đặc sắc của TP Hồ Chí Minh mới.
Ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố trên cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương hai cấp. Không khí làm việc tại các xã, phường, sở, ngành thể hiện rõ tinh thần đổi mới, lấy hiệu quả phục vụ làm thước đo, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tiến trình cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước.
Chiều 1/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nghị quyết của HĐND tỉnh và quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ.
Người dân vùng biên giới tỉnh An Giang rất phấn khởi, khi cả nước bước vào thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Hòa trong khí thế tưng bừng của cả nước, sáng 30/6, tại vùng đất phương Nam trù phú, một sự kiện trọng đại đã đi vào lịch sử - Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang, chính thức khai sinh tỉnh An Giang mới. Sự kiện là dấu mốc chiến lược, mở ra một chương mới đầy hứa hẹn, thắp lên khát vọng phát triển mạnh mẽ cho vùng đất và con người An Giang.
Từ 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh và cấp xã lần đầu tiên được áp dụng đồng bộ tại các tỉnh, thành trên cả nước. Việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp được kỳ vọng sẽ đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm ngân sách, nâng cao hiệu quả quản lý; đồng thời, tạo hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế của địa phương và là trụ đỡ hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Ngày 1/7/2025, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới thể hiện nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo sức khỏe nhân dân.
Tỉnh An Giang có hệ thống biển đảo, đồi núi, rừng nguyên sinh, di sản, di tích… tuyệt đẹp, là tiềm năng, lợi thế rất lớn để tỉnh khai thác du lịch (DL), thúc đẩy kinh tế phát triển.
Nhân sự kiện trọng đại hợp nhất tỉnh An Giang và Kiên Giang thành tỉnh An Giang mới, phóng viên (P.V) Báo An Giang có cuộc phỏng vấn Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng.
Việc hợp nhất 2 tỉnh để hình thành tỉnh An Giang (mới) là bước đi quan trọng, nhằm xây dựng một địa phương có quy mô lớn hơn, kinh tế đa dạng hơn và khả năng liên kết vùng hiệu quả hơn. Cán bộ, đảng viên và người dân tin tưởng rằng, nếu có chính sách phù hợp và sát thực tế, tỉnh sẽ tận dụng tốt tiềm năng sẵn có, mở rộng không gian phát triển, tạo ra sức bật mạnh mẽ cho chặng đường phát triển nhanh và bền vững sắp tới.
Phát biểu tại lễ công bố nghị quyết sáp nhập tỉnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính nhấn mạnh: Việc hợp nhất Kiên Giang và An Giang là bước đi tất yếu, chiến lược, nhằm tinh gọn bộ máy, phát huy lợi thế vùng, tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn. Phó Thủ tướng đề nghị toàn hệ thống chính trị vận hành thông suốt từ ngày 1/7, nâng cao trách nhiệm phục vụ Nhân dân, doanh nghiệp và chung sức xây dựng An Giang thành cực tăng trưởng mới của khu vực.